CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ NÂNG CHUYỂN VÀ ĐO KIỂM
CÔNG TY CỔ PHẦN H-GROUP 
Địa chỉ: Số 12 ngõ 942 đường Láng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Điện Thoại: 024 8582 2159   -   Fax: 024 3791 7621  
  Email:sales@lavme.vn   -   website: lavme.vn
Năng lực tạo nên giá trị - Chuyên sâu cho từng sản phẩm
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Tel:
Fax:
Tel:  04.8582.2159
04.3791.7621
Fax: 04.3791.7621
Phòng kinh doanh
0984 322 364
Email:
sales@lavme.vn
Phòng kỹ thuật
0936 36 8731
Email:
hotrokythuat@lavme.vn
Phòng kế toán
0987 674 866
Email:
accounting@lavme.vn
Phòng xuất nhập khẩu
0988 666 281
Email:
import-export@lavme.vn
Phòng dự án
0986 588 389
Email:
du.an@lavme.vn
Phòng IT
034 959 8048
Email:
IT@lavme.vn
Đang online
3
Tổng lượt truy cập
5.125.274
Tin tức

Giới thiệu một số bước kiểm tra mối hàn trong kiểm tra bột từ

(Ngày đăng: 12/06/2016 - lượt xem: 784)

Dưới đây là một số bước trước khi kiểm tra mối hàn trong kiểm tra bột từ (bằng từ tính):

1.1 Chuẩn bị bề mặt kiểm tra mối hàn

Độ nhậy của phương pháp kiểm tra bột từ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện bề mặt vật kiểm tra. Bề mặt thô có khuynh hướng làm giảm khả năng phát hiện các khuyết tật do các biến dạng của từ trường hoặc làm cản trở sự di chuyển của các bột từ, do đó cản trở sự hình thành ảnh từ của khuyết tật. Nói chung, nếu bề mặt càng nhẵn và đồng nhất và nếu độ tương phản giữa bề mặt thử với màu của bột từ càng cao, thì độ nhậy của phương pháp càng cao.

1.1.1 Tháo rời các bộ phận

Yêu cầu với phần lớn phép kiểm tra là phải tháo rời các bộ phận nếu có thể. Động tác này cho phép kiểm tra được chi tiết và đầy đủ hơn, tránh được khả năng xuất hiện các chỉ thị giả ở các điểm tiếp xúc giữa các thành phần. Các chi tiết dễ tháo rời thì dễ thao tác hơn, và các yêu cầu về kiểm tra dễ xác định hơn. Quy trình khử từ và vệ sinh sau khi kiểm tra cũng đơn giản hơn.

 
1.1.2 Làm sạch bề mặt trước khi kiểm tra

Mục đích thủ tục vệ sinh trước khi kiểm tra mối hàn là cải thiện các điều kiện bề mặt có thể ảnh hưởng đến công việc kiểm tra hoặc đến khả năng phát hịên các khuyết tật tìm kiếm. Nói chung, quá trình vệ sinh phải loại bỏ được hết các vật lạ, vết bẩn hay xỉ hàn có thể ảnh hưởng đến quá trình từ hoá, đến sự phân bố và nồng độ của các hạt từ hoặc đến cường độ và độ nét của các chỉ thị từ. Cần phải lựa chọn các phương pháp hữu hiệu và không gây nên các ảnh hưởng xấu đến các hợp kim hoặc bề mặt của vật.

1.1.3 Các phương pháp làm sạch

Tẩy hơi

Trong phương pháp này vật được “tắm” trong hơi dung môi. Đây là phương pháp rất hữu hiệu để tẩy các vết dầu nhờn, mỡ. Song không thể dùng để loại bỏ các chất vô cơ như đất và các chất rỉ, khoáng vật, các lớp sơn, vécni hay nhựa.
Trong một số trường hợp, hơi dung môi có ảnh hưởng xấu đến bề mặt của đối tượng.


Dùng các dung môt tẩy rửa:

Phương pháp này dùng để tẩy các vết bẩn dầu, mỡ, nhờn. Chức năng của chúng tương tự như tẩy hơi, xong hiệu ứng nhẹ hơn, có thể nhúng chúng vào dung môi, hoặc dùng bàn chải lên vật.

Rửa siêu âm:

Phương pháp này kết hợp các chất tẩy rửa với rung động cơ học gây bởi bộ phát siêu âm. Có thể dùng với nước để rửa các vết bẩn vô cơ (như các sản phẩm rỉ) hoặc với các dung môi  để rửa các chất hữu cơ (dầu, vết sơn, vết bôi trơn).

Phương pháp cơ học:

Ta dùng bàn chải loại bỏ các rỉ sắt, các chất ăn mòn khác. Vì phương pháp có thể gây hư hại cho đối tượng và có thể làm che khuất các dị thường nhỏ, nên cần cân nhắc trước khi sử dụng.

Loại bỏ lớp sơn:

Lớp sơn, lớp mạ cần loại bỏ nếu sự hiện diện của chúng cản trở đến việc dẫn dòng điện vào vật hoặc che lấp sự hình thành các khuyết tật nằm dưới chúng.

Các chất tẩy kiềm:

Phương pháp này dùng làm sạch các vết dầu mỡ. Có thể nhúng vật vào bể chứa chất tẩy rửa, hay phun các chất tẩy lên bề mặt ở nhiệt độ phòng hay nhiệt độ cao.
 

2.2 Các phương pháp kiểm tra mối hàn

Phương pháp thử thích hợp sẽ đem lại các hiệu quả mong muốn. Sự lựa chọn của phương pháp thử phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có các yếu tố quan trọng là loại và dạng hình học của vật liệu cần kiểm tra, loại và vị trí của khuyết tật nghi ngờ, độ nhạy đòi hỏi, khả năng tiếp cận đối tượng và khả năng kinh tế cho phép. Còn độ nhạy của phương pháp phụ thuộc vào nhiều thông số như đặc trưng của bột từ, phương pháp từ hoá, độ lớn của từ thông, cường độ ánh sáng cần quan sát, kỹ năng kỹ xảo của các kỹ thuật viên.v.v.

Người kiểm tra phải nắm được các kiến thức về kỹ thuật và quy trình kiểm tra và phải biết được mức độ ảnh hưởng của các thông số kể trên đến các kết quả cuối cùng.
rình tự tiến hành từ hoá đối tượng và sử dụng bột từ có ảnh hưởng lớn đến độ nhạy của phương pháp. Có hai phương pháp từ hoá thường dùng: phương pháp liên tục và phương pháp từ dư.
Ở phương pháp đầu, bột từ được áp dụng (đưa) vào bề mặt của đối tượng kiểm tra  khuyết tật trong khi vật đang được từ hoá. Sự từ hoá được tiến hành trong suốt thời gian sử dụng bột từ và cả thời gian lấy đi hết phần bột từ dư thừa. Phương pháp này cho độ nhạy cao nhất và thường được áp dụng cho  hầu hết phép kiểm tra.
Còn phương pháp sau, bột từ được áp dụng lên bề mặt kiểm tra sau khi việc từ hoá kết thúc. Vì phép thử dựa trên độ lớn của từ dư của vật, phương pháp chỉ dùng hạn chế với các đối tượng có độ từ dư lớn.
Ngoài phương pháp kiểm tra mối hàn bằng bột từ bên cạnh đó còn một số phương pháp kiểm tra mối hàn khác như: kiểm tra bằng mắt thường, dung dịch chỉ thị màu, tia phóng xạ hay siêu âm mối hàn.


Rất mong trở thành nhà cung cấp thiết bị kiểm tra và hỗ trợ công tác kiểm định cho quý khách hàng. Xin liên hệ theo địa chỉ dưới đây để nhận được tư vấn model phù hợp nhất :

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ NÂNG CHUYỂN & ĐO KIỂM
Địa chỉ  :   Số 12/942, đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội
Tel : 04.8582.2159                                      Fax : 04.3791.7621
Website  : lavme.vn                                    Email :  sales@lavme.vn
Contact  :  Kỹ sư Hứa Anh Tuấn
Cell       :  0936 36 8731                              Email : huatuanmtp@gmail.com

Tin liên quan:
© Copyright (C) LAVME .,JSC. All rights reserved 2010