CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ NÂNG CHUYỂN VÀ ĐO KIỂM
CÔNG TY CỔ PHẦN H-GROUP 
Địa chỉ: Số 12 ngõ 942 đường Láng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Điện Thoại: 024 8582 2159   -   Fax: 024 3791 7621  
  Email:sales@lavme.vn   -   website: lavme.vn
Năng lực tạo nên giá trị - Chuyên sâu cho từng sản phẩm
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Tel:
Fax:
Tel:  04.8582.2159
04.3791.7621
Fax: 04.3791.7621
Phòng kinh doanh
0984 322 364
Email:
sales@lavme.vn
Phòng kỹ thuật
0936 36 8731
Email:
hotrokythuat@lavme.vn
Phòng kế toán
0987 674 866
Email:
accounting@lavme.vn
Phòng xuất nhập khẩu
0988 666 281
Email:
import-export@lavme.vn
Phòng dự án
0986 588 389
Email:
du.an@lavme.vn
Phòng IT
034 959 8048
Email:
IT@lavme.vn
Đang online
3
Tổng lượt truy cập
4.896.300
Tin tức

50 câu hỏi về phương pháp kiểm tra siêu âm mối hàn kèm đáp án

(Ngày đăng: 12/15/2021 - lượt xem: 2550)
 
50 câu hỏi về phương pháp kiểm tra siêu âm mối hàn và đáp án

Câu 1. Chỉ thị trên màn hình hiển thị của máy siêu âm mối hàn , biểu diễn mặt biên phía xa của vật liệu kiểm tra, được gọi là:

  1. Nhiễu
  2. Sự ngưng ban đầu
  3. Xung phát
  4. Phản xạ từ bề mặt đáy
Câu 2. Trong phương pháp kiểm tra nhúng, vị trí đầu dò của máy siêu âm mối hàn thường được thay đổi để truyền sóng âm vào trong bộ phận kiểm tra tại các góc khác nhau so với bề mặt trước. Một quá trình như vậy được gọi là:
  1. Sự tạo góc
  2. Sự phân tán
  3. Kiểm tra phản xạ
  4. Sự khúc xạ
Câu 3. Dây cáp nối từ thiết bị siêu âm mối hàn đến đầu dò được thiết kế đặc biệt, sao cho phần truyền tín hiệu nằm tại tâm của một phần khác. Tên kỹ thuật cho loại cáp này là:
  1. Cáp BX
  2. Dây dẫn
  3. Cáp đồng trục
  4. Cáp dẫn siêu âm -  cấp 20
Câu 4. Quá trình so sánh một dụng cụ hoặc một thiết bị với một chuẩn, được gọi là:
  1. Sự tạo góc
  2. Quá trình chuẩn
  3. Sự suy giảm
  4. Sự tương quan
Câu 5. Một tên khác cho sóng nén là:
  1. Sóng Lamb
  2. Sóng trượt
  3. Sóng dọc
  4. Sóng ngang
Câu 6. Một tên khác cho sóng Rayleigh là:
a. Sóng trượt
b. Sóng dọc
c. Sóng ngang
d. Sóng bề mặt
 
 
Câu 7. Một chất được dùng nằm ở giữa bề mặt đầu dò và bề mặt kiểm tra nhằm cho phép hoặc cải thiện khả năng truyền các dao động siêu âm từ đầu dò vào trong vật liệu kiểm tra được gọi là:
a. Chất làm ướt
b. Chất tiếp âm
c. Một thiết bị phát âm
d. Chất bôi trơn
Câu 8. Vật liệu áp điện trong một đầu dò dao động để tạo ra sóng siêu âm được gọi là:
a. Vật liệu đệm sau
b. Nêm Lucite TM
c. Tinh thể
d. Chất tiếp âm
Câu 9. Quá trình kiểm tra siêu âm vật liệu mà đầu dò tiếp xúc trực tiếp với vật liệu kiểm tra, có thể là:
a. Quá trình kiểm tra dùng chùm tia thẳng
b. Quá trình kiểm tra dùng sóng bề mặt
c. Quá trình kiểm tra dùng chùm tia xiên
d. Tất cả các quá trình kiểm tra ở trên
Câu 10. Một ưu điểm của việc sử dụng tinh thể lithium sulfale trong đầu dò là:
a. Nó là một thiết bị phát năng lượng siêu âm hiệu quả nhất
b. Nó là một thiết bị thu năng lượng siêu âm hiệu quả nhất
c. Không bị hoà tan
d. Nó có thể chịu được nhiệt độ cao tới 7000C (12600F)
Câu 11. Một đầu dò thể hiện trong Hình 1 được sử dụng cho
a. Việc kiểm tra dùng sóng bề mặt
b. Việc kiểm tra dùng chùm tia xiên
c. Việc kiểm tra bằng phương pháp nhúng
d. Việc kiểm tra dùng chùm tia thẳng.
  

Câu 12. Loại đầu dò nào sau đây có chứa tinh thể áp điện mỏng nhất:
a. Đầu dò 1 MHz
b. Đầu dò 5 MHz
c. Đầu dò 15 MHz
d. Đầu dò 25 MHz
Câu 13. Một đầu dò tần số 25 MHz có nhiều khả năng nhất là được sử dụng trong quá trình:
a. Kiểm tra tiếp xúc dùng chùm tia thẳng
b. Kiểm tra nhúng
c. Kiểm tra tiếp xúc dùng chùm tia xiên
d. Kiểm tra tiếp xúc dùng sóng bề mặt
Câu 14. Độ lớn phân kỳ của chùm tia từ một tinh thể, phụ thuộc chủ yếu vào:
a. Phương pháp kiểm tra
b. Độ kín chặt của vật liệu đệm sau tinh thể trong đầu dò
c. Tần số và kích thước tinh thể
d. Độ rộng xung-chiều dài (thời gian) của xung
Câu 15. Khi một chùm tia siêu âm đi qua mặt phân cách giữa hai vật liệu khác nhau dưới một góc xiên, một góc lan truyền âm mới xuất hiện trong vật liệu thứ hai là do:
a. Sự suy giảm
b. Sự giãn ra
c. Sự nén lại

  1. Sự khúc xạ
 
Ghi chú: Sử dụng hình 2 để trả lời các câu hỏi từ 16 đến 20
 
 
 
Câu 16. Hình 2 minh hoạ một phương pháp kiểm tra tiếp xúc trên một khối nhôm dày 203 mm (8in.). Một bất liên tục nằm cách bề mặt trên 152mm (6in.).Biểu diễn màn hình điều này được thể hiện ở bên phải. Chỉ thị A thể hiện điều gì ?
a. Xung ban đầu hoặc chỉ thị bề mặt trước
b. Chỉ thị bất liên tục lần thứ nhất
c. Phản xạ lần thứ nhất từ mặt đáy
d. Không phải các điều trên
Câu 17. Trên hình 2, chỉ thị B thể hiện điều gì ?
a. Xung ban đầu hoặc chỉ thị bề mặt trước
b. Chỉ thị bất liên tục lần thứ nhất
c. Phản xạ lần thứ nhất từ mặt đáy
d. Không phải các điều trên
Câu 18. Trên hình 2, chỉ thị C thể hiện điều gì ?
a. Phản xạ từ bề mặt đáy lần thứ hai
b. Chỉ thị bất liên tục lần thứ nhất
c. Chỉ thị bất liên tục lần thứ hai
d. Phản xạ lần thứ nhất từ mặt đáy
Câu 19. Trên hình 2, chỉ thị D thể hiện điều gì ?
a. Chỉ thị bất liên tục lần thứ nhất
b. Chỉ thị bất liên tục lần thứ hai
c. Phản xạ đầu tiên từ mặt đáy
d. Phản xạ từ bề mặt đáy lần thứ hai
Câu 20. Trên hình 2, chỉ thị E thể hiện :
a. Chỉ thị bất liên tục lần thứ nhất
b. Chỉ thị bất liên tục lần thứ hai
c. Phản xạ đầu tiên từ mặt đáy
d. Phản xạ lần thứ hai từ bề mặt đáy
Câu 21. Vận tốc sóng bề mặt gần bằng bao nhiêu phần so với vận tốc sóng trượt trong cùng một vật liệu.
a. Hai lần
b. Bốn lần
c. 1/2

  1. 9/10
Câu 22 Hình 3 mô tả phương pháp nhúng để kiểm tra một khối nhôm dày 76mm (3in.), có một bất liên tục bên trong nằm ở độ sâu 51mm (2in.) dưới bề mặt. Một mẫu màn hình hiển thị cũng được thề hiện ở đây. Vậy chỉ thị A thể hiện điều gì? Giả thiết không sử dụng núm điều chỉnh quét trễ ( Sweep delay):
a. Chỉ thị đầu tiên của mặt trên
b. Xung ban đầu
c. Chỉ thị bất liên tục lần đầu tiên
d. Phản xạ đầu tiên từ bề mặt đáy


Câu 23. Trên hình 3, chỉ thị B thể hiện :
a. Chỉ thị đầu tiên của mặt trên
b. Xung ban đầu
c. Phản xạ đầu tiên từ bề mặt đáy
d. Phản xạ đầu tiên từ bất liên tục
Câu 24. Trên hình 3, chỉ thị C thể hiện :
a. Chỉ thị bề mặt trên đầu tiên
b. Phản xạ đầu tiên từ bất liên tục
c. Phản xạ đầu tiên từ mặt đáy
d. Chỉ thị bề mặt trên lần thứ hai.
Câu 25. Trên hình 3, chỉ thị D thể hiện :
a. Chỉ thị lần đầu tiên của bất liên tục
b. Phản xạ đầu tiên của bề mặt đáy
c. Chỉ thị từ bề mặt trên lần thứ  hai
d. Chỉ thị từ bất liên tục lần thứ hai
Câu 26. Trên hình 3, khoảng cách giữa các chỉ thị A và B thể hiện:
a. Khoảng cách từ mặt trên của khối nhôm đến bất liên tục
b. Khoảng cách từ mặt trên tới mặt đáy khối nhôm
c. Độ sâu của nước từ đầu dò tới khối nhôm
d. Không phải các điều trên
Câu 27. Trong phần lớn các trường hợp thì tần số nào sau đây sẽ cho khả năng phân giải tốt nhất ?
a. 1 MHz
b. 5 MHz
c. 10 MHz
d. 25 MHz
 
Câu 28. Vật liệu nào sau đây của cùng một loại hợp kim dễ tạo ra sự suy giảm âm mạnh nhất trên một khoảng cách nhất định?
a. Một sản phẩm rèn thủ công
b. Một sản phẩm đúc có cấu trúc hạt thô
c. Một sản phẩm kéo-tuốt
d. Sự suy giảm là như nhau trong mọi vật liệu
Câu 29. Trong phương pháp kiểm tra tiếp xúc, chỉ thị tại bề mặt vào vật thể kiểm tra (bề mặt áp đầu dò) đôi khi được hiểu là:
a. Xung ban đầu
b. Phản xạ từ bề mặt đáy
c. Khoảng cách bước nhảy - skip
d. Quãng đường dò quét
Câu 30. Một mẫu màn hình hiển thị của 
máy siêu âm mối hàn có chứa một số lượng lớn các chỉ thị có biên độ thấp (thường hay gọi là nhiễu cỏ), nguyên nhân có thể là do:
a. Một vết nứt
b. Một ngậm xỉ lớn
c. Vật liệu có cấu trúc hạt thô
d. Một nhóm bọt khí
Câu 31. Một phương pháp kiểm tra sử dụng hai đầu dò riêng biệt trên các bề mặt đối diện  của vật liệu kiểm tra, được gọi là:
a. Phương pháp kiểm tra tiếp xúc
b. Phương pháp kiểm tra dùng sóng bề mặt
c. Phương pháp kiểm tra truyền qua
d. Phương pháp kiểm tra dùng sóng Lamb
Câu 32. Số lượng sóng toàn phần truyền qua một điểm cho trước trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1s) được gọi là:
a. Biên độ của một chuyển động sóng
b. Độ rộng xung của một chuyển động sóng
c. Tần số của một sóng dao động
d. Bước sóng của một sóng dao động
Câu 33. Đường ranh giới giữa hai vật liệu khác nhau tiếp xúc với nhau gọi là:
a. Mặt giãn nở
b. Mặt khúc xạ
c. Mặt phân cách
d. Mặt làm dấu
Câu 34. Khi dao động của các phần tử môi trường theo phương song song với phương truyền sóng thì sóng truyền được gọi là:
a. Sóng dọc
b. Sóng trượt
c. Sóng bề mặt
d. Sóng Lamb
 
Câu 35. Khi dao động của các phần tử môi trường theo phương vuông góc với phương truyền sóng thì sóng truyền được gọi là:
a. Sóng dọc
b. Sóng trượt
c. Sóng mặt
d. Sóng Lamb
Câu 36. "25 triệu chu trình trong một giây" có thể cũng được gọi là:
a. 25 KHz
b. 2500 KHz
c. 25 MHz
d. 25 mHz
Câu 37. Quá trình dịch chuyển một đầu dò trên một bề mặt kiểm tra, hoặc bằng tay hoặc tự động, được gọi là:
a. Quá trình dò quét
b. Quá trình làm suy giảm
c. Quá trình tạo góc
d. Quá trình cộng hưởng
Câu 38. Một thuật ngữ được dùng trong siêu âm để biểu diễn tốc độ mà tại đó sóng siêu âm truyền qua các vật liệu khác nhau là:
a. Tần số
b. Vận tốc
c. Bước sóng
d. Độ rộng xung
Câu 39. Một chỉ thị tín hiệu theo chiều đứng đã đạt đến chiều cao tín hiệu lớn nhất có thể  được hiển thị hoặc nhìn thấy trên màn hình của một thiết bị siêu âm. Chỉ thị này được nói là đã đạt đến:
a. Chiều cao khoảng cách biên độ của nó
b. Mức hấp thụ của nó
c. Mức theo chiều đứng của nó (biên độ)
d. Giới hạn độ phân giải của nó
Câu 40. Một kỹ thuật kiểm tra bằng 
máy siêu âm mối hàn mà tinh thể đầu dò không nằm song song với bề mặt kiểm tra được gọi là:
a. Kỹ thuật kiểm tra dùng chùm tia góc
b. Kỹ thuật kiểm tra nhúng
c. Kỹ thuật kiểm tra tiếp xúc
d. Kỹ thuật kiểm tra truyền qua
Câu 41. Trong hình 4, góc 1 (ố1) được gọi là:
a. Góc tới
b. Góc phản xạ
c. Góc khúc xạ
d. Không phải các điều trên

Câu 42. Trong hình 4, góc 2 (ố2) được gọi là:
a. Góc tới
b. Góc phản xạ
c. Góc khúc xạ
d. Không phải các điều trên
Câu 43. Trong hình 4, góc 3 (ố3) được gọi là:
a. Góc tới
b. Góc phản xạ
c. Góc khúc xạ
d. Không phải các điều trên
Câu 44. Hầu hết các công việc kiểm tra siêu âm dạng thương mại được thực hiện bằng cách sử dụng các tần số nằm trong khoảng:
a. 1 và 25 KHz
b. 1 và 1000 KHz
c. 0.5 và 25 MHz
d. 15 và 100 MHz
Câu 45. Trong dạng trình bày màn hình A - Scan, thì đường thời gian quét cơ sở  đại diện cho:
a. Độ lớn năng lượng siêu âm quay về đầu dò
b. Khoảng cách đi được của đầu dò
c. Thời gian trôi qua hoặc khoảng cách
d. Không phải các điều trên
Câu 46. Trong dạng trình bày màn hình A - Scan, biên độ của các chỉ thị theo chiều đứng trên màn hình đại diện cho :
a. Độ lớn năng lượng siêu âm quay về đầu dò
b. Khoảng cách đi được của đầu dò
c. Chiều dày vật liệu kiểm tra
d. Thời gian trôi qua tính từ khi xung siêu âm được phát
 
Câu 47. Tần số kiểm tra nào sau đây thường cho khả năng xuyên thấu tốt nhất trong một mẫu thép dày 30cm (12 inch) có cấu ttrúc hạt thô:
a. 1 MHz
b. 2.25 MHz
c. 5 MHz
d. 10 MHz
Câu 48. Trong một mẫu kiểm tra siêu âm A - Scan cơ bản dạng kiểm tra tiếp xúc (không dùng núm quét trễ), thì xung ban đầu là:
a. Chỉ thị cao nằm phía ngoài cùng bên trái của màn hình, đại diện cho bề mặt vào của bộ phận kiểm tra
b. Xung đầu tiên xuất hiện ở gần phía bên phải của màn hình và đại diện cho mặt biên đối diện cuả bộ phận kiểm tra
c. Một chỉ thị xuất hiện và biến mất trong quá trình kiểm tra
d. Luôn luôn là xung thứ hai tính từ bên trái của màn hình hiển thị
Câu 49. Một quá trình kiểm tra siêu âm sử dụng đầu dò phát chùm tia thẳng, tiếp xúc trực tiếp với một bộ phận phẳng như là tấm. Quá trình này sẽ phát hiện được :
a. Các khuyết tật dạng phân lớp với kích thước chính nằm song song với bề mặt được cán
b. Các khuyết tật nằm ngang với kích thước chính nằm vuông góc với bề mặt được cán
c. Các khuyết tật dạng xuyên tâm với kích thước chính chạy dọc theo chiều dài nhưng định hướng xuyên tâm với bề mặt được cán
d. Không phải các điều kiện trên
Câu 50. Trong kiểm tra siêu âm, một chất tiếp nối dạng lỏng nằm giữa bề mặt tinh thể và bề mặt bộ phận kiểm tra là cần thiết, bởi vì:
a. Cần có chất bôi trơn để giảm thiểu khả năng mài mòn bề mặt tinh thể
b. Lớp không khí giữa bề mặt tinh thể và bề mặt bộ phận kiểm tra sẽ phản xạ gần như hoàn toàn các dao động siêu âm 
c. Tinh thể sẽ không dao động nếu được đặt tiếp xúc trực tiếp với bề mặt bộ phận kiểm tra
d. Chất lỏng là cần thiết để khép kín mạch điện trong đầu dò

ĐÁP ÁN

 
Tin liên quan:
© Copyright (C) LAVME .,JSC. All rights reserved 2010