Quy trình thí nghiệm
Chuẩn bị cọc thí nghiệm
Cao độ đỉnh cọc phải ở mức thích hợp để búa có thể hoạt động bình thường
Đào bỏ phần đất xung quanh cọc sâu khoảng 2.5D (D: đường kính cọc) so với mặt đất tự nhiên
Lắp đặt thiết bị đo và công tác chuẩn bị
Dán giấy kẻ ly trên thân cọc để theo dõi độ lún
Gắn đầu đo lên cọc. Gắn từng cặp đầu đo ( ứng suất và gia tốc) lên bề mặt thân cọc thí nghiệm. Vị trí gắn đầu đo cách đầu cọc tối thiểu 1,5D. Các cặp đầu đo được bố trí ở cùng cao độ và đặt đối xứng qua tâm cọc
Lắp đặt, nối cáp với đầu đo và máy đo
Lắp đặt lớp đệm đầu cọc
Tiến hành thí nghiệm
Sử dụng búa có tải trọng từ 8 đến 12 tấn tác động xung động lên đỉnh cọc
Đóng 1-2 nhát để kiểm tra độ an toàn của búa và hoạt động của thiết bị. Độ cao rơi búa 0,5-1m
Sau khi kiểm tra các điều kiện cần thiết để thực hiện thí nghiệm, thả búa rơi tự do xuống đỉnh cọc với chiều cao khác nhau để tìm ra chiều cao rơi búa thích hợp.
Sau khi chọn được chiều cao thả búa thích hợp, sử dụng chiều cao đo để thí nghiệm: thả búa rơi tự do 3 lần xuống đỉnh cọc. Kết quả thí nghiệm sẽ lấy trung bình của 3 lần thả búa
Mỗi nhát búa đóng xuống đầu cọc sẽ được thiết bị tự dộng đo và ghi nhận các thông số:
+ Năng lượng xung kích của búa truyền lên cọc + Sức chịu tải của cọc ở vị trí tương ứng + Lực lớn nhất đầu cọc + Ứng suất kéo nén lớn nhất xuất hiện trong bê tông + Độ nguyên dạng của cọc trọng quá trình đóng
Toàn bộ các thông số trên của các nhát búa sẽ được lưu trữ trong thiết bị
Việc kiểm tra cao độ của cọc so với yêu cầu thiết kế sẽ được thức hiện bằng máy thủy bình
Sau khi hoàn thành thử động tại hiện trường tiến hành phân tích số liệu bằng phần mềm PDA DLT hoặc DLT Wave
Kết quả được chia thành 2 thành phần: ma sát thân và sức chống mũi cọc